Bộ trưởng Tài chính cho biết, tính đến 31/8/2022, có 14 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại, 1 địa phương đề nghị trả nợ trước hạn.
CÙNG SỰ KIỆN
Chia sẻ đầu tiên của tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
Ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà trở thành Phó Thủ tướng
Giới thiệu 2 ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà làm Phó Thủ tướng
Sáng 5/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa uỷ quyền Thủ tướng, trình bày tờ trình về một số nội dung về tài chính, ngân sách Nhà nước. Theo đó, tổng dự toán vay của các địa phương năm 2022 được Quốc hội quyết định là hơn 28.636 tỷ đồng, trong đó dự toán vay lại từ vốn vay nước ngoài là 18.482 tỷ đồng.
Đến hết tháng 8/2022, 14 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại và một địa phương đề nghị trả nợ trước hạn. Việc này dẫn đến thay đổi mức vay, trả nợ của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định.
Cụ thể, 7 địa phương đề nghị tăng dự toán vay lại 226 tỷ đồng gồm Hải Dương, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Nam Định.
7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Quảng Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa đề nghị giảm dự toán vay lại, số tiền 1.548 tỷ đồng. Bắc Kạn là địa phương duy nhất đề nghị trả nợ vay trước hạn, gần 34 tỷ đồng.
Bộ trưởng cho biết, do tổng số dự toán vay lại các địa phương không sử dụng hết và số đề nghị trả nợ trước hạn là lớn hơn số đề nghị tăng vay lại của các địa phương, nên việc điều chỉnh số vay, trả nợ năm 2022 của các địa phương như trên không làm tăng tổng mức vay và mức bội chi của ngân sách địa phương so với hạn mức đã được Quốc hội cho phép.
Do đó, Chính phủ trình Quốc hội tăng dự toán vay lại từ nguồn nước ngoài 2022 cho 7 địa phương thêm 226 tỷ đồng.
Cụ thể: Bắc Kạn tăng 33,7 tỷ đồng, Phú Thọ tăng 7,3 tỷ đồng, Yên Bái tăng 55,7 tỷ đồng, Hải Dương tăng 83,8 tỷ đồng, Hải Phòng tăng 20,2 tỷ đồng, Nam Định tăng 22,1 tỷ đồng, Bắc Giang tăng 3,2 tỷ đồng. Các địa phương phải cam kết giải ngân hết số vốn được tăng để tránh lãng phí. Tỉnh Bắc Kạn được tăng thêm 33,7 tỷ đồng dự toán chi trả nợ gốc, để địa phương này có căn cứ trả nợ trước hạn.
arrow_forward_iosĐọc thêmPause
Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội chấp thuận cho 7 địa phương giảm dự toán vốn vay lại năm 2022, số tiền gần 1.548 tỷ đồng để đảm bảo kế hoạch vay lại vốn vay nước ngoài và bội chi năm 2022 không vượt mức Quốc hội đã phê duyệt.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng trình Quốc hội điều chỉnh hơn 2.268 tỷ đồng từ dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế để bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển năm 2022 và năm 2023 của Bộ Tài chính.
Chính phủ xin điều chuyển số vốn này sang thành khoản chi đầu tư phát triển năm 2023 của Bộ Tài chính để thực hiện 95 dự án đầu tư công của 2 cơ quan trên. Thời hạn giải ngân vốn hết năm 2024.
Thẩm tra về kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường kiến nghị Chính phủ tiếp tục rà soát số liệu điều chỉnh tăng, giảm dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và chịu trách nhiệm về số liệu, bảo đảm tổng mức bội chi của ngân sách địa phương không tăng, dư nợ của từng địa phương đúng trong hạn mức theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Về bổ sung dự toán NSNN nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách cho phép bổ sung dự toán Ngân sách năm 2021 nguồn viện trợ không hoàn lại (chi thường xuyên) số tiền 14.713 tỷ đồng.
Về điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, Chủ nhiệm Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh giảm 2.268,3 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên năm 2021 của Bộ Tài chính và tăng dự toán chi đầu tư phát triển để triển khai 95 dự án của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan theo Tờ trình số 503 ngày 26/12/2022. Thời hạn giải ngân đến hết ngày 31/12/2024.
Đồng thời giao Chính phủ bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển năm 2023 cho Bộ Tài chính theo thẩm quyền; chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; tổng hợp báo cáo Quốc hội vào cuối kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 theo quy định.
Tin cùng chuyên mục:
Nhận định bóng đá Việt Nam – Thái Lan: Rực lửa Siêu kinh điển, thách thức cực đại (AFF Cup)
Nguyễn Thị Miện chuyên gia dinh dưỡng lừa đảo những người mẹ bỉm trục lợi sức khỏe trẻ em
Lấy mác chuyên gia dinh dưỡng để trục lợi chiếm đoạt tài sản – Nguyễn Thị Miện
AFF Cup 2022: Tuyển Việt Nam học được gì từ trận hòa bế tắc với đội Indonesia?